Băng tải hay còn gọi băng chuyền là một thiết bị dùng vận chuyển, chuyền tải vật liệu, hàng hóa từ vị trí này đến vị trí kia. So với các phương thức vận tải khác như vận tải đường bộ và đường sắt, hệ thống băng tải có nhiều lợi thế như công suất cao hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn, ít sự tham gia của con người và độ tin cậy đã được chứng minh [1]
Cấu tạo cơ bản của băng tải[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn động lực chính của băng tải, tạo ra chuyển động chính là động cơ, nói như vậy tức là không ngoại trừ những loại băng tải thủ công có nguồn động lực là sức người hoặc sức kéo của động vật. Động cơ được kết nối với một trục quay gọi là tang (rulo) chủ động thông qua hộp số, dây curoa,… Cuối băng tải còn có một tang quay nữa gọi là tang bị động. Hai tang chủ động và tang bị động bố trí ở hai đầu kéo căng bản băng tải (thường là bản cao su), khoảng giữa 2 tang là các con lăn nâng đỡ. Toàn bộ băng tải được đặt trên phần khung băng tải, nâng đỡ, cố định các thiết bị.
Các bộ phận khác cũng không thể thiếu đối với các băng tải ngày nay là các dây điện cấp nguồn cho động cơ, hệ thống điều khiển băng tải đảm nhiệm chức năng điều khiển tự động hóa như PLC, biến tần, cảm biến, rơ-le, công tắc, contactor,…
Một số bộ phận khác như các thanh gạt làm sạch băng, rulo hiệu chỉnh độ căng, trùng của băng tải…
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1892, Thomas Robins bắt đầu một chuỗi các phát minh dẫn đến sự phát triển của một băng tải được sử dụng để vận tải than, quặng và các sản phẩm khác.[2][3] Năm 1901, Sandvik phát minh và bắt đầu sản xuất các băng tải bằng sắt. Năm 1905, Richard Sutcliffe phát minh băng tải dùng cho mỏ than và đã cách mạng hóa ngành mỏ.